Lọt top 4 những bộ phim Hồng Kông có doanh thu cao nhất mọi thời đại, liệu ‘Cửu Long Thành Trại: Vây thành’ có đủ sức vực dậy thời kì hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông?
Nguồn: VnExpress
Phim hành động Hồng Kông từng là một thương hiệu lớn, làm mưa làm gió khắp châu Á, giúp gây dựng tên tuổi của nhiều ngôi sao cũng như đưa văn hoá xứ Cảng thơm phổ biến rộng rãi với công chúng. Nhưng từ sau thập niên 2000, sự phát triển và xâm nhập của điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc cùng các nước phương Tây khiến phim Hồng Kông không còn được ưa chuộng.
Những ngôi sao vắng bóng dần, lớp diễn viên, nhà làm phim trẻ không tạo được dấu ấn đáng kể. Điện ảnh Hồng Kông dường như mãi loay hoay trong ánh hào quang quá khứ, không biết đến bao giờ mới lấy lại vị thế từng có.
Trong bức tranh u ám, ảm đạm ấy, Cửu Long Thành Trại: Vây thành trở thành điểm sáng cho dòng phim hành động nói riêng, điện ảnh Hồng Kông nói chung. Bộ phim của đạo diễn Trịnh Bảo Thuỵ không chỉ mang không khí Hồng Kông một thời lên màn ảnh, mà còn chiêu đãi khán giả nhờ các cảnh quay đẹp mắt cùng phần diễn xuất chất lượng từ những tên tuổi gạo cội của điện ảnh Hồng Kông.
Tạithị trường Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, sau hơn 2 tuần công chiếu, tác phẩm nhanh chóng vươn lên vị trí top 1 phòng vé, chính thức lọt vào top 4 phim Hồng Kông có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Còn tại Việt Nam, Cửu Long Thành Trại: Vây thành cũng gây nên cơn sốt lớn, trở thành phim Hong Kong có lượt đặt vé sớm cao nhất từ trước tới nay.
Một Hồng Kông vừa lạ vừa quen
Cửu Long Thành Trại: Vây thành xoay quanh nhân vật chính Trần Lạc Quân (Lâm Phong), một người nhập cư bất hợp pháp vào Hồng Kông. Anh nỗ lực vươn lên từ gian khó cùng sự giúp sức từ những người đồng cảnh ngộ. Vô tình bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai băng đảng lớn tại đây, Lạc Quân buộc phải tham gia cùng Long Quyển Phong (Cổ Thiên Lạc) để quyết chiến với kẻ thù không đội trời chung là Mr. Big (Hồng Kim Bảo).Cổ Thiên Lạc (trái) trong vai Long Quyển Phong và Mr. Big (Hồng Kim Bảo) | Nguồn: VnExpress
Xem phim, ta thấy mình được quay trở lại Hồng Kông xưa cũ với những căn nhà bình dân xếp chằng chịt, các bức tường cũ kỹ, được bao quanh với nùi dây điện, những con hẻm nhỏ tăm tối, nơi thường xuyên diễn ra cuộc giao tranh của các băng đảng xã hội đen.
Điểm mới mẻ của phim nằm ở cách truyền tải chất nam tính đa dạng và không bị độc hại, một chiều. Những người đàn ông trong phim dù gai góc, quyết liệt ngoài xã hội nhưng vẫn dành tình cảm yêu thương, sẵn sàng chở che cho những người phụ nữ mềm yếu.
Phim cho thấy nam tính không đồng nghĩa với lạnh lùng, độc đoán, mà là sự trượng nghĩa, công tư phân minh, đấu tranh với cái xấu, cái ác để lấy lại công bằng cho những con người yếu thế.
Dàn diễn viên gạo cội Hồng Kông lấy lại vị thế
Cửu Long Thành Trại: Vây thành còn chinh phục khán giả bởi diễn xuất ấn tượng từ dàn diễn viên giàu kinh nghiệm, đều là những tên tuổi hàng đầu của điện ảnh Hồng Kông: Cổ Thiên Lạc, Hồng Kim Bảo, Lâm Phong…
Hồng Kim Bảo vào vai trùm giang hồ tàn bạo Mr. Big – vai diễn hoàn toàn khác với hình tượng anh hùng võ hiệp quen thuộc ông thường đảm nhận trên màn ảnh. Với dáng vẻ thâm trầm, Mr. Big của Hồng Kim Bảo toát ra thần thái quyền lực, bí ẩn, gây sợ hãi cho người xem trong từng ánh mắt, câu nói, dù không cố gắng phô bày quá nhiều.
Cổ Thiên Lạc cũng để lại ấn tượng với vai Long Quyển Phong – nhân vật có chiều sâu tâm lý, bên ngoài chín chắn, điềm đạm nhưng sẵn sàng bùng nổ khi gặp hoàn cảnh ngặt nghèo. Trong khi đó, vai Trần Lạc Quân của Lâm Phong được đầu tư kỹ lưỡng, vừa có nét điển trai, quyến rũ lại vừa xù xì, gai góc.Nguồn CGV Cinemas Vietnam
Đặc biệt, gương mặt mới Lưu Tuấn Khiêm lôi cuốn khán giả nhờ vẻ ngoài phong trần, đĩnh đạc, cùng tính cách thẳng thắn, trung thực, trượng nghĩa. Phần diễn xuất có sự kết hợp của những tên tuổi cũ lẫn mới, phân chia sự xuất hiện vừa vặn, hợp lý giúp Cửu Long Thành Trại: Vây thành có chất lượng nghệ thuật tốt so với một bộ phim thương mại đơn thuần.
Những điều đáng tiếc của một tác phẩm chất lượng
Cửu Long Thành Trại: Vây thành nhìn chung gây ấn tượng tốt, xứng đáng là niềm tự hào của điện ảnh Hồng Kông hiện tại. Song, phim cũng có một số tình tiết kéo dài, tạo cảm giác hơi lan man và khiến thời lượng phim bị giãn ra không cần thiết.
Các nhân vật hiện lên rõ nét nhưng sự kết nối với nhau không được làm rõ. Do nhịp phim nhanh, diễn biến gấp gáp và chú trọng đầu tư cho các cảnh hành động, những phân đoạn gây xúc động của phim bị cắt giảm. Điều này khiến tác phẩm đôi khi mang đến cảm giác “chưa đã”, gây hụt hẫng cho khán giả.Nguồn: VnExpress
Về mặt kỹ xảo, nhiều cảnh hành động của phim được thực hiện cường điệu, khiến các nhân vật mất đi vẻ thực tế trong một tác phẩm đề cao tính chân thật.
Có thể nói, Cửu Long Thành Trại: Vây thành là nỗ lực lớn của điện ảnh Hồng Kông trong việc lấy lại ánh hào quang quá khứ. Phim không hoàn hảo nhưng nếu bỏ qua các điểm bất hợp lý nhỏ, tác phẩm vẫn đủ sức lôi kéo người xem, mang đến cho khán giả trải nghiệm mãn nhãn, cùng với đó là cảm giác hoài niệm khi một thời tuổi thơ gắn liền với phim Hồng Kông bất chợt ùa về.
Nổi tiếng là nơi có mật độ dân lớn hơn cả New York, những gì diễn ra bên trong Cửu Long Thành Trại cho đến thời điểm hiện tại vẫn được nhiều người nhắc đến.
Trong những địa điểm nổi tiếng tại Hồng Kông (Trung Quốc), Cửu Long Thành Trại (Kowloon Walled City) có lẽ là một trong những khu vực đặc biệt nhất. Bởi nó không xa hoa, lộng lẫy, tràn ngập ánh đèn mà lại được biết đến là nơi đông đúc, hỗn loạn với nhiều thành phần trong xã hội trong thời kỳ những năm 1950 -1990.
Với cấu trúc vô cùng đặc biệt nằm ở quận Cửu Long Thành, Cửu Long Thành Trại có tới 300 tòa nhà thông nhau. Trước khi bị giải tỏa để phá dỡ vào năm 1994, nơi đây từng là nơi sinh sống của 50.000 người và được biết đến là nơi đông dân nhất trên trái đất, vượt qua cả các thành phố lớn như New York (Mỹ) hay New Delhi (Ấn Độ).
Bị cuốn hút bởi cuộc sống bên trong thành trại, bộ đôi nhiếp ảnh gia Greg Girard và Ian Lambot đã dành nhiều năm để điều tra và ghi lại cuộc sống của người dân bên trong thành trại trước khi nó bị phá bỏ, qua đó phản ánh rõ những gì diễn ra bên trong khu vực đặc biệt này.
Từ một pháo đài quân sự, Cửu Long Thành Trại phát triển thành một “thành phố thu nhỏ” với 50.000 cư dân và 300 tòa nhà cao tầng nối liền với nhau
Vào thời kỳ đỉnh cao, nơi đây được coi là nơi đông dân nhất trên trái đất
Tại Cửu Long Thành Trại, luật pháp, quy định và các quy tắc xây dựng đều không được thực thi. Girard cho biết: “Không bao giờ có bất kỳ hướng dẫn hay kế hoạch từ trên xuống nào về việc nơi này nên như thế nào. Nó phát triển tự nhiên trước nhu cầu của mọi người”.
Bên cạnh đó, vào thời điểm từ năm 1950 đến 1970, nơi đây cũng nổi tiếng là khu vực hoạt động của các băng nhóm khét tiếng
Nhưng vào thời điểm năm 1987, nơi này đã trở nên bình thường dù vẫn bị người ngoài coi là khu vực nguy hiểm
Các con phố và ngõ hẻm của Cửu Long Thành Trại rất hẹp. Hầu hết chỉ rộng hơn 1 mét, một số con ngõ còn hẹp đến mức phải nghiêng người mới có thể băng qua
Ông Lui, người đưa thư được phân công đến Cửu Long vào năm 1976, ông là người hiếm hoi biết rõ các ngóc ngách bên trong trại thành
Do luật lệ tại đây không được kiểm soát, phần lớn tiền thuê nhà đều là do những người có “quyền chiếm đất” kiểm soát
Ho Chi Kam, chủ một tiệm làm tóc trong Thành Trại cho đến năm 1991
Wong Cheung Mi – một trong nhiều nha sĩ sinh sống và làm việc tại căn nhà của mình ở Cửu Long Thành
Bên trong lò chế biến thịt lợn ở Cửu Long Thành Trại
Hui Tuy Choy mở xưởng làm mì của mình vào năm 1965. Ông chọn làm việc tại Cửu Long Thành vì giá thuê thấp và không cần giấy phép để mở cửa hàng
Cửu Long từng là trung tâm sản xuất lớn của nhiều doanh nghiệp. Một trong những sản phẩm nổi tiếng tại đây là cá viên, được bán cho các nhà hàng quanh thành phố
Nhà máy cao su được điều hành hoàn toàn bởi hai người đàn ông tại Thành Trại
Hàng tạp hóa này sẽ kiêm luôn chức năng là phòng khách hoặc không gian tụ tập của cả gia đình
Thành phố này có số lượng lớn đường ống, dây điện và máng xối lộ thiên chạy xuyên qua tòa nhà
Vì điều kiện ẩm ướt, hôi hám ở bên dưới, các mái nhà của Cửu Long sẽ trở thành nơi tụ tập chung vào buổi chiều và buổi tối
Sau khi trục xuất 33.000 cư dân để thực hiện việc phá dỡ Cửu Long Thành Trại vào năm 1993. Người dân được bồi thường một khoản tiền để dời đi nhưng nhiều người phản đối rằng số tiền mà họ nhận được là chưa đủ.
Một số hình ảnh khác được chụp trong Cửu Long Thành Trạ