Lãnh đạo Trường đại học Luật Hà Nội cho biết nhà trường đang rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang, sau đó sẽ có văn bản báo cáo chi tiết.
Thượng tọa Thích Chân Quang (thứ 2 từ phải sang) nhận bằng tiến sĩ luật vào tháng 4-2022 – Ảnh: Cổng TTĐT Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin liên quan đến việc thượng tọa Thích Chân Quang tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức năm 2019, thế nhưng năm 2021 đã nhận bằng tiến sĩ luật, cùng tại Trường đại học Luật Hà Nội.
Có một số ý kiến thắc mắc thượng tọa Thích Chân Quang lấy bằng tiến sĩ bằng cách nào chỉ trong 2 năm sau khi tốt nghiệp đại học.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Tô Văn Hòa, phó hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội, cho biết theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng học lên tiến sĩ bao gồm cử nhân, thạc sĩ.
Trong đó, đối tượng cử nhân phải tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên được học thẳng lên tiến sĩ. “Thượng tọa Thích Chân Quang học cử nhân tốt nghiệp loại giỏi và học thẳng lên trình độ tiến sĩ ngành luật hiến pháp – hành chính”, ông Hòa nói.
Rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang
Theo ông Hòa, khi học lên trình độ tiến sĩ, thượng tọa Thích Chân Quang đã phải học thêm các môn học của chương trình thạc sĩ thuộc chuyên ngành tương ứng, làm luận án và bảo vệ luận án tốt nghiệp.
Lý giải việc thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ sớm, ông Hòa cho rằng có hai lý do. Thứ nhất, thượng tọa Thích Chân Quang học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ; thứ hai, làm xong sớm luận án và bảo vệ luận án tiến sĩ sớm.
“Thượng tọa Thích Chân Quang đáp ứng được những điều kiện về thời gian đào tạo nên được bảo vệ luận án sớm. Tất cả các quy trình đều đầy đủ theo các bước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, ông Hòa khẳng định.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, thực tế thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành luật ngày 26-1-2019, đến ngày 2-4-2022 nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ.
Lãnh đạo Trường đại học Luật Hà Nội cho biết nhà trường đang rà soát hồ sơ và sẽ có văn bản báo cáo chi tiết liên quan đến sự việc trên.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, ngày 25-11-2019, Trường đại học Luật Hà Nội đăng tải kết quả xét tuyển nghiên cứu sinh luật đợt 2 năm 2019 trên web nhà trường. Trong danh sách trúng tuyển có tên ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) với ngành luật hiến pháp và luật hành chính. Thời gian từ lúc ông trúng tuyển đến lúc bảo vệ luận án tiến sĩ vào tháng 12-2021 tương đương 2 năm (24 – 25 tháng) – Ảnh: Trường đại học Luật Hà Nội
Trước đó, ngày 19-6, thượng tọa Thích Phước Nguyên – phó tổng thư ký Hội đồng trị sự, chánh Văn phòng 2 Trung ương giáo hội – đã thay mặt Ban thường trực Hội đồng trị sự ấn ký thông báo kỷ luật đối với thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Cụ thể, thượng tọa Thích Chân Quang không được thuyết giảng dưới mọi hình thức, không chủ trì tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại Thiền tôn Phật Quang và các địa điểm khác trong thời gian 2 năm.
Quy định tuyển sinh trình độ tiến sĩ của Trường đại học Luật Hà Nội thế nào?
Ngày 24-1-2019, hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ban hành quy định chi tiết về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong đó, thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung, với người có bằng đại học là 4 năm tập trung.
“Hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định cho phép nghiên cứu sinh được gia hạn hoặc rút ngắn thời gian đào tạo so với thời gian quy định. Thời gian gia hạn không quá 24 tháng”, quy chế nêu rõ.
Đến ngày 16-8-2021, nhà trường ban hành quyết định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, thay thế quyết định ngày 24-1-2019.
Theo đó, thời gian đào tạo tiêu chuẩn quy định đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là 3 năm (36 tháng), thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là 4 năm (48 tháng).
Thời gian trên được tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập hội đồng đánh giá luận án cấp trường.
Theo quy chế, hiệu trưởng được xem xét, quyết định cho nghiên cứu sinh được rút ngắn hoặc gia hạn thời gian đào tạo so với thời gian đào tạo tiêu chuẩn.
Cụ thể, nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 1 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn không vượt quá 6 năm (72 tháng).
News
Đạo diễn Lê Hoàng: Đừng lấy đàn ông qua một đời vợ
Đạo diễn Lê Hoàng cho rằng, phụ nữ lấy đàn ông ly hôn vợ và có con riêng là đã hy sinh hai lần. Đạo diễn Lê Hoàng cho rằng, phụ nữ lấy đàn ông ly hôn vợ và có…
Bà Nguyễn Phương Hằng với những tranh chấp tiền
Bà Nguyễn Phương Hằng từng là nạn nhân trong vụ ‘cưỡng đoạt tài sản’ do đàn em Năm Cam thực hiện. Bà Nguyễn Phương Hằng có tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Tuyền (SN 1971). Cái tên Phương Hằng…
Mâu thuẫn giữa thầy Minh Tuệ và bà Phương Hằng là gì?
Bà Phương Hằng sau khi ra tù, đã liên tục có những phát ngôn khiến dân tình tranh cãi, trong đó là việc bà thẳng mặt cho rằng nói những sự thật giấu kín của ông Thích Minh Tuệ – nhân vật…
Nhà Đoàn Văn Hậu ở quê
Văn Hậu và vợ Doãn Hải My đã trở lại Việt Nam sau thời gian điều trị chấn thương tại Hàn Quốc. Mới đây, cầu thủ sinh năm 1999 đã cùng vợ và con trai đi nghỉ dưỡng. Khoảnh khắc…
Bà Phương Hằng đã mua đất để làm 1 việc
Trong buổi giao lưu mới nhất tại khu du lịch văn hoá Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng đã đặt nghi vấn về lối tu hành của ông Thích Minh Tuệ. Đồng thời, nữ CEO còn đụng đến công ty và gia…
Ông Thích Minh Tuệ chính thức có hành động mới
Ông Thích Minh Tuệ đang được toàn cõi mạng quan tâm, khi bất ngờ bị nữ CEO Đại Nam – bà Phương Hằng réo tên, nói những bí mật cho rằng ông dẫn dắt nhân dân, kêu gọi từ thiện rồi bỏ…
End of content
No more pages to load