“Quê em có tục thách cưới, hôm ăn hỏi ngoài những lễ trầu cau, bánh kẹo, chè thuốc ra thì nhà trai phải có thêm 1 tráp lễ đen trao cho nhà gái…”, cô dâu kể.
Cưới xin là việc trọng đại của cả đời người, đánh dấu sự kết lại của một tình yêu đẹp được đơm hoa kết trái đồng thời cũng là mở đầu cho 1 chặng đường mới của hai người. Vậy nhưng xung quanh sự kiện trọng đại này thường xảy ra những tình huống bất ngờ, khó xử giống câu chuyện của một cô dâu mới chia sẻ trong group chung dưới đây.
Câu chuyện của cô như sau: “Em là con một, lại có 2 bằng đại học nên bố mẹ em khá tự hào về con gái. Đầu năm 2020, em gặp T., trong đám cưới của môt người bạn thân. Xét về bằng cấp thì T. kém hơn em khá nhiều. Anh chỉ học trường đào tạo nghề, hoàn cảnh gia đình cũng tầm trung. Tháng 10 vừa rồi hai nhà gặp mặt nói chuyện người lớn thống nhất chuyện cưới xin ăn hỏi.
Bài chia sẻ của cô dâu
Quê em có tục thách cưới, hôm ăn hỏi ngoài những lễ trầu cau, bánh kẹo, chè thuốc ra thì nhà trai phải có thêm 1 tráp lễ đen trao cho nhà gái. Khoản này không có quy định chung mà tùy thuộc vào mỗi gia đình. Có điều, bố mẹ em trước giờ chỉ có mình em nên ông bà yêu thương, chăm chút. Cộng thêm em có 2 bằng đại học, với bố mẹ, em như 1 niềm tự hào vô song. Ông bà vẫn ấp ủ tìm cho con gái một tấm chồng tương xứng. Khi gặp T., nghe qua ‘sơ yếu lý lịch’ của anh, bố mẹ em thật sự không ưng. Có điều ý em quả quyết muốn lấy anh nên ông bà không cấm cản. Tuy nhiên, bố mẹ lại giao kèo thách cưới rõ ràng với T. rằng muốn họ gả con gái cho, anh phải chuẩn bị khoản lễ đen 200 triệu.
Nghe khoản thách cưới ấy, gia đình T. khá sốc nên phản đối không chấp nhận. Họ yêu cầu hạ mức thách xuống thì thôi khỏi cưới.
Phải thừa nhận, chính bản thân em cũng thấy bố mẹ mình đòi hỏi hơi cao. Tuy nhiên ông bà giải thích rằng, công ông bà nuôi em vất vả cộng thêm em có bằng cấp như thế, tìm đâu chẳng được tấm chồng tử tế. Tiền thách cưới thể hiện giá trị của người con gái nên họ nhất quyết giữ nguyên ý.
Đang lúc mệt mỏi không khuyên can được bố mẹ, T. lại bất ngờ lên tiếng đồng ý với mức thách cưới ấy. Anh nói miễn lấy được người con gái mình yêu thì mọi thứ anh đều chấp nhận. Vậy là cuối tuần vừa rồi đám cưới của hai đứa được tổ chức. Bố mẹ em hài lòng, phía gia đình cũng T. cũng tỏ ra vui vẻ.Nghĩ như vậy coi như mọi chuyện đã suôn sẻ. Ai ngờ đêm tân hôn, em vừa về giường đã thấy 1 tờ giấy đặt trên gối ngủ. Tò mò mở ra xem, em đứng tim khi đó là giấy viết tay vay nợ 200 triệu, đúng bằng khoản thách cưới. T. lên phòng, nhìn tờ giấy đó trên tay vợ. Anh cười nhạt bảo: ‘Đó là khoản tiền anh đi vay nợ lãi để mua vợ từ bố mẹ em đó. Giờ làm vợ anh rồi, em liệu mà lo trả số nợ ấy’.
Ảnh minh họa
Thái độ của T. lạnh lùng hơn bao giờ hết, đêm ấy hai đứa ôm gối quay lưng lại nhau ngủ chứ chẳng động phòng. Lòng em trống rỗng, T. thì động mở miệng lại nói nhà vợ bán con gái. Anh cố tình cưới em như thế để sau em còng lo trả nợ. Đó là một cách dằn mặt của anh với nhà gái, nhằm cho bố mẹ em hiểu cái giá của thách cưới cao. Giờ em không biết phải làm thế nào với hoàn cảnh của mình. Nếu T. vẫn giữ suy nghĩ và thái độ đó với gia đình bên ngoại, chúng em làm sao có thể có hạnh phúc”.
Thách cưới đơn giản chỉ là một hình thích cảm ơn của nhà trai với nhà gái vì đã có công sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu. Tuy nhiên, nhiều người lại đặt quá nhiều áp lực chuyện thách cưới khiến đôi bên thông gia phải căng thẳng, thậm chí hạnh phúc của các con cũng bị ảnh hưởng.
Hiểu cho gánh nặng của nhà trai tuy nhiên mọi người động viên chú rể rằng quan trọng nhất vẫn là anh đã cưới được cô gái mình yêu. Chỉ cần hai người cố gắng, mọi khó khăn sẽ vượt qua. Còn cô dâu cần mở lòng, nói chuyện thẳng thắn với chồng để hai người tìm được tiếng nói chung cũng như thông cảm cho suy nghĩ của nhau. Như thế mới duy trì được hạnh phúc hôn nhân của hai người.