×

Nhà trai trao sính lễ đơn giản

Nhà trai trao sính lễ đơn giản, mâm quả không trang trí rồng phượng nên bị cộng đồng mạng chê hời hợt.

Ngày 17/12/2022, báo Vietnamnet đưa thông tin “Cô dâu u sầu nhìn mâm tráp đơn sơ, lèo tèo vài món từ nhà trai” với nội dung như sau:

Trước khi một đám cưới diễn ra, tùy theo phong tục ở địa phương mà sẽ có các buổi lễ khác nhau như dạm ngõ, ăn hỏi… Trong những ngày đặc biệt này, bên nhà trai thường sẽ đem sang nhà gái một số tráp sính lễ để thể hiện sự tôn trọng với gia đình nhà gái cũng như đám cưới.
Gói kỳ nghỉ gia đình
Mới đây, trên mạng xuất hiện một buổi lễ trước đám cưới của một gia đình. Đáng nói, trong đoạn video, gương mặt của cô dâu có vẻ thất thần khi nhìn từng tráp được mở ra.

Cụ thể, trên bàn chỉ có 4 tráp đơn giản. Tráp hoa quả chỉ có hơn chục trái táo đặt lăn lóc bên trong, không được xếp cao hay cố định chắc chắn. Các tráp trầu cau, bánh, chè cũng chỉ có vài hộp nhẹ bẫng.

Dân mạng cho rằng gia đình chú rể đưa tráp “hời hợt”, vì trong các tráp sính lễ chỉ toàn trà, bánh và ít trái cây. Tất cả được xếp đặt rất đơn giản chứ không kết hình cầu kỳ long phụng hoặc gắn thành các tháp cao như thường thấy ở nhiều đám hỏi khác.

Biểu cảm không thể gượng cười của cô gái cùng với 4 tráp đơn sơ trên bàn khiến dân tình nảy ra nhiều ý kiến. Một số người cho rằng tráp hoa quả cũng chính là thành ý của nhà trai, điều này cho thấy họ không có thành ý muốn cưới cô dâu.

“Tráp này mang ý nghĩa phúc khí dồi dào con đàn cháu đống mà đi cái tráp mất hết cả phúc khí”

“Dù có đi ít thì ai lại để 4 tráp, họ không biết số 4 là số tử không may mắn à”

“Đây là không tôn trọng nhà gái rồi, thà không tổ chức chứ như thế này mang tiếng ra”

“Cả cuộc đời con gái nhà người ta, cũng phải làm sao coi cho được chứ”

Tuy nhiên, một số người cho rằng đây chỉ là tráp dạm ngõ nên ở một số vùng thường không quá cầu kỳ. Một số khác cũng cho biết đây là tùy do nhà gái có thách cưới hay không và phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nhà.

“Thật ra dạm ngõ thì cần gì cầu kỳ đâu”

“Chắc nhà gái không thách cưới nên nhà trai mới mang đơn giản như thế chứ”

“Hoàn cảnh mỗi người là khác nhau, người ngoài không nên phán xét”

Trước đó, ngày 27/11/2022, báo Vietnamnet đưa thông tin “Đón dâu 300 km nhà trai đãi tiệc toàn cổ gà, cô dâu tủi thân theo xe nhà gái đi về” với nội dung như sau:

Em tủi quá các chị ạ. Mới đám cưới mà hôm nay em ngồi đây viết những dòng tâm sự này và viết cả đơn ly hôn nữa. Bố mẹ em khuyên can nhiều nhưng giờ em xấu hổ quá, em chẳng nghĩ được gì khác ngoài việc bỏ chồng.

Nhà em ở ngoài Bắc, quen và lấy anh ở tận miền trong. Ngày em dẫn anh về ra mắt, bố mẹ em không chê anh điều gì, ông bà chỉ ái ngại việc nhà anh xa quá, có mỗi cô con gái là em mà gả chồng xa coi như mất con. Biết ý ông bà, anh nói lấy lòng trước:

“Hai bác yên tâm, con mua nhà và ổn định công việc ở đây rồi nên chắc chắn đám cưới xong bọn con sẽ ở đây lâu dài. Yến gần bố mẹ, muốn về lúc nào cũng được ạ”.

Nghe vậy, bố mẹ em ưng cái bụng lắm. Chẳng thế mà con gái mới 25 tuổi cứ giục liên tục phải tổ chức luôn. Bố em còn xúi con rể tương lai: “Kém quá, nó chưa muốn cưới thì làm cho bác sĩ bảo phải cưới đi chứ còn chờ đợi gì”.

Được thể chồng em cứ vậy tiến tới. Cũng may là em tỉnh táo nên không cho phép anh “vượt đèn đỏ”.

Thuận vợ, thuận chồng, thuận cả người lớn 2 bên nên một đám cưới trang trọng được diễn ra. Đấy là em nói bên nhà gái, còn nhà trai thì… Em chưa có dịp tiếp xúc với mẹ chồng nhiều nên đến tận hôm đám cưới em mới á khẩu vì độ keo kiệt của bà.

Vì khoảng cách địa lí khá xa nên bố mẹ em ngỏ ý với nhà trai trong ngày rước dâu, đoàn nhà gái sẽ ở lại dùng bữa tại nhà trai rồi mới về. Nhưng, mẹ anh không để bố em trình bày hết đã tỏ thái độ:

“Theo tôi thì vì đường xa, các vị nên về luôn trong ngày chứ ở lại ăn uống thì lại nhỡ nhàng”.

Nghe thông gia nói mà bố mẹ em chỉ biết nhìn nhau ái ngại, bố em bình tĩnh đáp:

“Bà nghe tôi nói hết đã, vợ chồng tôi đã bàn với nhau đưa 20 triệu để bà lo chi phí cỗ bàn, coi như về phía nhà gái chúng tôi lo, bà thấy vậy có được không?”.

U là trời, nghe đến tiền mẹ chồng em sáng mắt luôn:

“Được quá ấy chứ, phần quan trọng mà ông không nói sớm, làm tôi cứ tưởng…”

Đấy, sau hôm thăm nhà và bàn bạc câu chuyện trên thì em đã thấy “nước đi của mình hơi sai rồi”. Nhưng biết làm sao bây giờ, đã đưa nhau lên phường đăng kí rồi thì hơi muộn để sửa sai.

Ngày cưới, cả nhà em đều nghĩ đã đưa tiền để mẹ chồng em bố trí cỗ bàn thì phải tươm tất lắm. Nào ngờ, khi ngồi vào mâm rồi tất cả mới tá hoả nhìn nhau lắc đầu.

Em cũng choáng với mâm cỗ của nhà chồng. Ngoài xôi và thịt lợn nướng truyền thống ra thì không còn gì để tạo nên một bữa ăn thông thường chứ chưa nói đến cỗ.

Một đĩa cải chíp, một đĩa cải ngồng, một bát canh măng, 6 quả trứng luộc và một bát cổ gà rang gừng. Đó là thực đơn cỗ nhà chồng em. Bực mình, xấu hổ, thất vọng… đó là cảm giác của em khi ấy. Mẹ chồng thì cứ mồm miệng liến thoắng:

“Nhà tôi biết các ông bà, các cháu ngoài đấy chả thiếu gì, chỉ thiếu rau xanh, rau sạch nên tôi đặc biệt làm toàn các món của nhà trồng được đãi cả đoàn đây”.

Tủi quá, hờn quá, em không cả muốn nhìn mặt chồng nữa. Em tự nhủ: “Dù có muộn thì mình cũng phải nghiêm túc nghĩ xem có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này không?”.

Chính vì ý nghĩ ấy nên khi đoàn nhà gái về, em cũng chẳng chào hỏi mà lên xe theo về luôn. Chồng chạy theo kéo lại nhưng em gạt anh ra. Nếu em bỏ chồng chỉ vì nhà anh đãi cỗ toàn rau và cổ gà thì có quá không các chị?

 (Ảnh minh hoạ)

Related Posts

Our Privacy policy

https://nendoctin.com - © 2025 News