×

Sự thật về ti:ên khí chốn b:ồng lai tiên cảnh trong Tây Du Ký có thể khiến nhiều người “mất tuổi thơ”: Kỹ thuật thô sơ nên vô tình tạo ra chất c:ực độ:c khiến cả đoàn phim ngất xỉu

Bộ phim huyền thoại “Tây du ký” 1986 được yêu thích không chỉ bởi vì nội dung thú vị mà những câu chuyện hậu trường xung quanh đoàn phim cũng hấp dẫn không kém.

Báo Tiền Phong ngày 30/06/2024 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: “Đoàn phim ‘Tây du ký’ 1986 ngất xỉu cả loạt”. Với nội dung như sau:

Ngày 30/6, QQ đưa tin bộ phim Tây du ký 1986 là tác phẩm kinh điển làm say mê hàng triệu khán giả trong nhiều thế hệ người Trung Quốc. Để hoàn thành tác phẩm chỉ có 25 tập phim này, đoàn phim đã phải mất thời gian 6 năm, đi qua 26 tỉnh ra cả nước ngoài, với sự tham gia của 162 diễn viên. Phim chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhất nhờ vậy trải qua gần 40 năm, tác phẩm vẫn sống mãi trong lòng khán giả.

Theo QQ, ấn tượng của người xem đối với Tây du ký 1986 là tiên khí lượn lờ, ma quỷ thành đàn, tiên nhân tập hợp, đại triển các phép thần thông quảng đại. Bộ phim hoàn toàn xây dựng được không khí thần tiên ma quái đậm nét khiến người xem tin rằng nhân vật ấy, thế giới ấy là có thực.
Đoàn phim 'Tây du ký' 1986 ngất xỉu cả loạt ảnh 1Thế giới thần tiên kỳ ảo trong Tây du ký 1986. Đến bây giờ, khán giả vẫn công nhận đây là tác phẩm xây dựng các vị tiên phật giống với những gì họ tưởng tượng nhất.


Đoàn phim 'Tây du ký' 1986 ngất xỉu cả loạt ảnh 2Long Cung và các vị Long Vương trong Tây du ký.
Để làm được điều này vào những năm 1982, khi mà kỹ thuật quay phim còn hạn chế là điều không hề dễ dàng. Theo chia sẻ từ nhân viên quay phim Tây du ký 1986, thời điểm đó việc tạo ra các đám mây làn khói tiên khí khá vất vả vì không có sẵn đá khô như hiện tại. Trong một cảnh quay Tôn Ngộ Không phun tiên khí cứu sư phụ, nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đã hít một hơi thuốc dài sau đó giả làm tiên khí.

Tuy nhiên, cảnh quay ít nhân vật dễ giải quyết, nhưng các cảnh tụ tập chúng tiên như lễ hội bàn đào lại khó hơn rất nhiên vì khu vực cần tạo khói rộng.

Đạo diễn Dương Khiết cho biết lúc này vai trò của tổ khói lửa là quan trọng nhất. Họ phải sử dụng lớn lượng pháo khói, đá khô để tạo ra bầu không khí thần tiên.
Đoàn phim 'Tây du ký' 1986 ngất xỉu cả loạt ảnh 3Cảnh lễ hội bàn đào cần nhiều khói khiến các diễn viên bị khó thở và ngất xỉu.
Tuy nhiên, sau khi chuẩn bị xong thì do lượng khói quá nhiều không tìm thấy diễn viên vào vai Xích Cước Đại Tiên đâu cả. Khi nhân viên tìm được thì nhiều diễn viên đang hoa mắt chóng mặt, thậm chí ngất vì hít phải khói quá nhiều gây khó thở. May mắn là không có trường hợp xấu xảy ra, nếu không sẽ ảnh hưởng tới quá trình quay, thậm chí bộ phim cũng không tồn tại.

Bên cạnh đó, QQ cũng thán phục trước sự sáng tạo của đạo diễn Dương Khiết và tổ quay phim để làm ra những thước phim kinh điển. Trong Tây du ký có không ít cảnh quay ở Long Cung, tất nhiên với trình độ kỹ thuật lúc bấy giờ đoàn phim không thể xuống nước quay trực tiếp hay tạo ra một phim trường dưới nước lớn. Do đó, đoàn phim đã quyết định quay qua bể cá. Một số nhân viên còn sử dụng máy tạo ôxy hay ống hút để tạo sóng. Cuối cùng, các cảnh quay vô cùng đẹp và hiệu quả, tạo ra thế giới thủy cung khác hẳn trên cạn.
Đoàn phim 'Tây du ký' 1986 ngất xỉu cả loạt ảnh 4Hậu trường quay cảnh Long Cung bằng cách quay xuyên qua bể cá.
 

Tiếp đến, báo Tiền Phong ngày 09/05/2024 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: “‘Tây du ký 1986’ phải quay lại vì ý kiến của một khán giả”. Với nội dung như sau: 

Bộ phim “Tây du ký 1986” là tác phẩm kinh điển của màn ảnh Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm mới phát sóng, phim phải quay lại vì bị chỉ ra lỗi sai.

Trang 163 đưa tin đạo diễn Dương Khiết, người chỉ đạo bộ phim Tây du ký 1986 là người cầu toàn. Nhờ tính cách đó của bà, khán giả đã có được bộ phim kinh điển xem mãi không chán, được chiếu đi chiếu lại hơn 3.000 lần. Đạo diễn Dương Khiết chỉn chu tới mức dù phim đã phát sóng, bà vẫn quay lại một cảnh quay để không bỏ sót lỗi.

Cụ thể, trên báo Tân Dân Vãn Chiều số ra ngày 18/3/1988, một tác giả đã viết một đọan văn chỉ ra chỗ sai lầm của đoàn phim. Ở tập 15 Đấu pháp ở Xa Trì Quốc (tên khác: Đấu pháp hàng tam quái), Tôn Ngộ Không có cuộc thi cách không đoán vật với ba vị quốc sư của Xa Trì Quốc. Trong nguyên tác, Tôn Ngộ Không nói trong tủ có “một chiếc chuông nát”, đoàn phim cũng thực sự tìm một chiếc chuông thủng lỗ chỗ để quay phim.
Tập phim Đấu pháp hàng tam quái được khán giả yêu thích.Tập phim Đấu pháp hàng tam quái được khán giả yêu thích.

Tuy nhiên, vị tác giả này chỉ ra rằng “chiếc chuông” này là chỉ bộ quần áo của trẻ em, đây là tiếng địa phương của dân tộc Ngô Duy Nhĩ tại Tân Cương, Trung Quốc, chứ không phải chỉ cái chuông có thể phát ra tiếng.

Sau khi đoàn phim Tây du ký biết được thông tin này, đạo diễn Dương Khiết đã nghiêm túc kiểm điểm và quyết định quay lại, thay chiếc chuông nát bằng một bộ quần áo. Do đó, bản lưu truyền hiện tại là Đường Tăng đoán rằng trong tủ là một bộ quần áo cũ.
Đoàn phim lúc đầu sử dụng một chiếc chuông cũ để quay phim.Đoàn phim lúc đầu sử dụng một chiếc chuông cũ để quay phim.
Tuy nhiên, sau khi được khán giả góp ý đoàn phim đã đổi thành bộ quần áo cũ.Tuy nhiên, sau khi được khán giả góp ý đoàn phim đã đổi thành bộ quần áo cũ.
Theo 163, thực tế vị tác giả này là vị học giả đương đại nổi danh của Trung Quốc tên là Tiền Chung Thư. Từ nhỏ, ông đã đọc và nghiên cứu tiểu thuyết Tây du ký nên dễ dàng nhận thấy lỗi sai của đoàn phim.

Là một nhà văn, người chuyên nghiên cứu tài liệu lịch sử Trung Quốc, ông cho rằng đoàn phim nên càng làm sát với nguyên tác càng tốt và tránh sai lầm về văn hóa lịch sử, vì vậy đã viết “Thư đề nghị” để đăng báo.

Bên cạnh đó, theo Sina, trong nguyên tác, tập Đấu pháp hàng tam quái có những chi tiết khá kinh dị như các quốc sư đề nghị Tôn Ngộ Không móc lòng xào trên chảo để chứng minh mình bất tử. Tuy nhiên, xét thấy hành vi này quá dã man, ngoài ra, việc nấu trên vạc dầu đã có trong tập 9 Ăn trộm quả nhân sâm nên đạo diễn không đưa chi tiết này lên phim.

Nhân vật đạo sĩ bị cạo đầu thành hòa thượng trong phim do một vị giám đốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đảm nhiệm, là đồng nghiệp với đạo diễn Dương Khiết, được đoàn phim trưng dụng tạm thời.

Nhân vật đạo sĩ bị cạo đầu thành hòa thượng trong phim do một vị giám đốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đảm nhiệm, là đồng nghiệp với đạo diễn Dương Khiết, được đoàn phim trưng dụng tạm thời.

Ngoài ra, tập phim còn có cảnh ba đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng quậy phá ở miếu Tam Thanh, rót “nước thánh” cho ba vị quốc sư uống. Lúc đầu, đoàn phim định sử dụng nước sô đa, sau đó lại đổi thành bia. Song, cũng chính vì tình huống này, một thời gian sau các diễn viên không muốn uống bia vì bị ám ảnh bởi suy nghĩ đó là nước tiểu của lợn.

Theo SinaTây du ký 1986 giờ đây đã trở thành tác phẩm in sâu trong tâm trí khán giả nhiều thế hệ. Phim vẫn là món ăn tinh thần của người dân trong hàng chục năm qua. Đồng thời, mỗi chi tiết trong phim hay hậu trường đều được người xem tìm hiểu kỹ lưỡng, bàn luận sôi nổi, điều này thể hiện sức sống lâu bền của tác phẩm.

Related Posts

Our Privacy policy

https://nendoctin.com - © 2025 News