Dương Khiết (7/4/1929 – 15/4/2017), quê ở Mã Thành, tỉnh Hồ Bắc, là đạo diễn, nhà sản xuất thế hệ đầu tiên của truyền hình Trung Quốc và là một nghệ sĩ xuất sắc. Phải mất 6 năm để hoàn thành việc quay bộ phim truyền hình thần thoại đầu tiên “Tây Du Ký”.
Bộ phim được phát sóng từ năm 1986 và đã thống trị màn ảnh trong 30 năm. Nó đã đoạt giải Phim truyền hình quốc gia Feitian năm 1988. Giải đặc biệt và Giải thưởng đặc biệt “Truyền hình đại chúng” Golden Eagle, Yang Jie cũng được chọn là mười đạo diễn điện ảnh và truyền hình quốc gia hàng đầu trong thời đại mới (1978-1987), đồng thời đứng đầu trong mười đạo diễn truyền hình hàng đầu.
Lúc 8 giờ 39 phút ngày 15 tháng 4 năm 2017, nữ đạo diễn Dương Khiết qua đời tại Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh, thọ 88 tuổi do bệnh tim điều trị không hiệu quả. Lễ tưởng niệm được tổ chức vào ngày 21 tháng 4 tại Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh.
Mặc dù dàn diễn viên của Tây Du Ký phiên bản 86 nay đã già đi, nhưng tinh thần dũng cảm của họ vẫn tiếp tục và tinh thần tận tụy của họ vẫn luôn ảnh hưởng đến chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đạo diễn Dương Khiết sẽ luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất trong Tây Du Ký!
“Tây du ký” 1986 do Dương Khiết đạo diễn
“Tây du ký” 1986 của cố đạo diễn Dương Khiết là một trong những bộ phim kinh điển nhất của điện ảnh Trung Quốc. Nội dung chính là hành trình đi thỉnh kinh của Đường Tam Tạng và ba đồ đệ là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Theo QQ, ngoài bốn nhân vật chính trên, sự xuất hiện của các mỹ nhân trong vai nữ hoàng, tiên nữ hay yêu tinh đều để lại ấn tượng mạnh với khán giả.
Cách đây không lâu, tờ QQ đưa ra danh sách tổng hợp 17 mỹ nhân góp mặt trong “Tây du ký” phiên bản 1986. Bài viết miêu tả các mỹ nhân Tây du ký mỗi người đều sở hữu một vẻ đẹp riêng, khiến người hâm mộ “chỉ cần một cái liếc mắt thôi cũng không thể quên”.
Tiên giới
Hằng Nga tiên tử: Hằng Nga tiên tử được coi là đệ nhất mỹ nhân ở tiên giới với vẻ đẹp lạnh lùng nhưng vô cùng quyến rũ và cuốn hút. Cư dân mạng miêu tả, nhan sắc Hằng Nga tiên tử trong Tây Du ký là chuẩn mực của vẻ đẹp phim truyền hình lúc bấy giờ. Vai diễn này do người đẹp Khâu Bội Ninh đảm nhận.
Quan Âm Bồ Tát: Nữ diễn viên Tả Đại Phân là người đảm nhận vai Quan Âm Bồ Tát trong phim. Ở Tả Đại Phân toát lên khí chất vừa nghiêm nghị vừa hiền lành. QQ nhận xét, dường như cả người nữ diễn viên đều mang ánh sáng của đức Phật.
Bạch Hạc tiên tử do vũ công Trương Kinh Lệ đảm nhận. Thời điểm gia nhập đoàn phim, cô đã 43 tuổi. Được biết điệu nhảy lúc say rượu ở lễ hội bàn đào do cô tự thiết kế và trình diễn.
Khổng Tước công chúa: Nữ diễn viên đảm nhận vai Khổng Tước công chúa xinh đẹp, kiều diễm là Kim Xảo Xảo. Kim Xảo Xảo sở hữu vẻ đẹp sắc sảo, quyến rũ. Khi lên phim, nhan sắc của cô càng diễm lệ, thu hút người xem.
Thiết Phiến công chúa do nữ diễn viên Vương Phụng Hà đóng. Cố nữ diễn viên để lại ấn tượng một công chúa cầm quạt ba tiêu có thể hô mưa gọi gió, vừa nghiêm trang vừa độc đoán.
Vạn Thánh công chúa: Vạn Thánh là công chúa động Bích Đa, con gái của Vạn Thánh long vương có dung mạo xinh đẹp như hoa như nguyệt, lại vô cùng tài năng. Vạn Thánh tuy thành thân với Tiểu Bạch Long nhưng lại tư thông với Cửu Đầu Trùng.
Phát hiện chuyện này, Tiểu Bạch Long đã nổi giận đùng đùng và đốt cả bảo vật mà Ngọc Hoàng ban tặng. Anh phạm vào luật trời và bị đày xuống sông Ưng Sầu. Sau này, Tiểu Bạch Long biến thành ngựa Bạch Long, theo phò tá Đường Tăng. Nữ diễn viên đảm nhận vai Vạn Thánh là Trương Thanh, khởi nghiệp từ một diễn viên múa.
Ngọc Thố Tinh: Ngọc Thố vốn là con thỏ ngọc xay thuốc trên cung Quảng Hàn của Hằng Nga. Về sau, Ngọc Thố trốn xuống hạ giới và giả làm công chúa Thiên Trúc, đòi kết hôn với Đường Tăng nhằm hút nguyên dương. Nữ diễn viên đảm nhận vai Ngọc Thố là Lý Linh Ngọc.
Thời điểm đóng phim, Lý Linh Ngọc là ca sĩ solo của Đoàn ca múa nhạc Đông Phương. Cô có lợi thế ca hát và vũ đạo, được coi là ứng cử viên lý tưởng nhất cho vai Ngọc Thố. Vẻ đẹp ngọt ngào pha chút nét đáng yêu, “tây tây” của Lý Linh Ngọc khi hóa thân vào vai Ngọc Thố Tinh nhận được vô số lời tán dương của người hâm mộ.
Hạnh Tiên: Hạnh Tiên vốn là yêu nữ tu luyện từ cây hạnh gai trên đỉnh núi cao mà thành. Vai diễn này do nữ diễn viên Vương Linh Hoa đảm nhân. Hạnh Tiên là yêu nữ yêu thơ và ca hát, sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết cùng đôi mắt có hồn.
Ngọc Diện hồ ly: Ngọc Diện vốn là con gái của Vạn Tuế hồ vương có dung mạo mỹ liệu nhưng thực chất là hồ yêu ngàn năm tuổi đồng thời cũng là tiểu thiếp được Ngưu Ma Vương yêu quý. Trong phim, Ngọc Diện hồ ly được miêu tả diện y phục trắng, nhan sắc vô cùng xinh đẹp, diễm lệ và quyến rũ, mê hoặc được người đối diện chỉ bằng một ánh mắt. Người đảm nhận vai diễn này là người đẹp Trịnh Ích Bình.
Bạch Thử Tinh còn được biết đến với tên gọi yêu tinh chuột, là con nuôi của Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnhở động Vô Đáy. Bạch Thử Tinh vừa gặp mặt đã phải lòng Đường Tăng và tìm mọi cách bắt Đường Tam Tạng về thành thân. Nhân vật yêu tinh chuột được miêu tả có sắc đẹp dịu dàng, nụ cười quyến rũ, làm lay động lòng người, Nhân vật này do nữ diễn viên Thường Thanh đảm nhận.
Tỳ Bà Tinh: Tỳ Bà Tinh là một con rết nằm ở Lôi Âm Tự ngày ngày nghe giảng kinh, đốt người rất đau. Ngay cả Như Lai Phật Tổ và Quan Âm Bồ Tát đều phải cẩn thận khi đối phó với Tỳ Bà Tinh. Yêu tinh này cuốn hút người đối diện với đôi mắt sắc sảo, gương mặt xinh đẹp, hài hòa nhưng ra tay tàn độc, khó lòng đối phó. Người đảm nhận nhân vật là diễn viên Lý Vân Quyên – xuất thân từ gia đình giàu truyền thống kinh kịch.
Bạch Diện hồ ly hay còn được biết đến là cáo mặt trắng có dung mạo kiều diễm, khiến hoàng thượng mê mẩn, ngày đêm sủng hạnh tại tẩm cung. Nhân vật này xuất hiện trong “Tây du ký tập tục”. Đây là phần bổ sung những câu chuyện còn thiếu trong phiên bản năm 1986. Nhân vật Bạch Diện hồ ly do diễn viên Ngu Mộng đảm nhận.
Hồng Tri Chu Tinh: Hay còn được biết đến là thủ lĩnh của 7 con Nhện Tinh, có vẻ đẹp kinh diễm, quyến rũ, khí chất tựa thần tiên.
Cao Thúy Lan: Cao tiểu thư là con gái của Lý Cao lão trang, dung mạo xuất chúng, ngũ quan tinh tế. Mê mẩn nhan sắc của Cao Thúy Lan, Trư Bát Giới xin cưới nàng nhưng trong ngày cưới vì sayxỉn hiện nguyên hình là một chú lợn khiến Cao lão trang thất kinh, đòi hủy hôn. Nhân vật này do diễn viên Ngụy Tuệ Lệ đảm nhận.
Ân Ôn Kiều: Ân Ôn Kiều là con gái tể tướng, mẹ ruột của Đường Tăng. Nhan sắc Ân tiểu thư được ví tựa như tiên nữ giáng trần: Khuôn mặt đẹp như trăng rằm, đôi mắt tựa sóng nước mùa thu, khuôn miệng nhỏ như trái anh đào. Thậm chí vẻ đẹp Ân Ôn Kiều còn được so sánh với mỹ từ để chỉ nhan sắc của tứ đại mỹ nhân Trung Quốc Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi: “trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa”.
Người đóng vai Ân Ôn Kiều là diễn viên Mã Lan. Dù chỉ xuất hiện 3 phút song nhan sắc của Mã Lan lại khiến khán giả nhớ mặt chỉ tên. Ban đầu, Ân tiểu thư phải lòng Trần Quang Nhụy – tân khoa trạng nguyên trong ngày tung cầu kén rể nên đã trao quả cầu cho chàng. Kết duyên 100 ngày, cặp vợ chồng đi hưởng trăng mật trên sông. Giữa đường, Trần bị tên lái đò giết hại, Ân tiểu thư nhẫn nhục sinh con là Đường Tam Tạng.
Liên Liên (Linh Cát Bồ Tát): Nhân vật này xuất hiện trong tập 8 “Ba lần gặp nạn”. Trong phim, bốn vị Quan Âm Bồ Tát cùng hóa thân thành bốn mẹ con bà quả phụ để thử lòng thầy trò Đường Tăng và phạt Trư Bát Giới do còn vướng tục trần. Trong đó Lê Sơn lão mẫu hóa thân thành bà mẹ, Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thành cô cả Chân Chân, Phổ Hiền Bồ Tát là cô hai Ái Ái, còn Linh Cát Bồ Tát là cô ba Liên Liên. Nhân vật này do diễn viên Hà Tình đóng. Vẻ đẹp đoan trang, dịu dàng pha chút dễ thương của Hà Tình được nhận xét hoàn toàn phù hợp với nhân vật.
Tây Lương nữ vương: TrongTây Du Ký, “Nữ vương Tây Lương” của Chu Lâm được liệt vào hàng giai nhân tuyệt sắc với đôi mắt như nước mùa thu, tình ý dạt dào, vẻ đẹp ôn nhu mỹ lệ, dịu dàng.Chuyện tình giữa côvà “Đường Tăng” trong phim khiến nhiều khán giả tiếc nuối.