×

Tương lai giao thông Việt Nam thăng hạng với tuyến đường sắt tốc độ cao nối từ Móng Cái đến mũi Cà Mau

Bên cạnh tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam nối TP. Hà Nội và TP. HCM, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kéo dài tuyến đường sắt này.

Ngày 25/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, làm cơ sở chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tháng 10/2024.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, mục tiêu của dự án là phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025, giải phóng mặt bằng và khởi công trước năm 2030, đồng thời hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam có điểm đầu tại TP. Hà Nội và điểm cuối tại TP. HCM. Ảnh minh họa

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam có điểm đầu tại TP. Hà Nội và điểm cuối tại TP. HCM. Ảnh minh họa
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có điểm đầu tại tổ hợp ga Ngọc Hồi, TP. Hà Nội (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu vực đầu mối đường sắt Hà Nội) và điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP. HCM (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu vực đầu mối đường sắt TP. HCM). Tuyến đường này sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. HCM.

Tuyến đường sắt sẽ phục vụ vận chuyển hành khách, đồng thời đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng về quốc phòng, an ninh và có thể vận chuyển hàng hóa khi cần thiết. Trong khi đó, tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu sẽ đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hóa và khách du lịch trên các chặng ngắn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận cuộc họp với đề nghị tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội. Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho biết thêm, ngoài phạm vi đầu tư từ Hà Nội đến TP. HCM, cần nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến mũi Cà Mau.

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kéo dài tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam nối Móng Cái với Cà Mau. Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kéo dài tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam nối Móng Cái với Cà Mau. Ảnh minh họa
Việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao từ Móng Cái đến Cà Mau mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại và du lịch, đặc biệt đối với các địa phương có tuyến đường sắt đi qua. Với TP. Móng Cái (Quảng Ninh), dự án sẽ gia tăng khả năng kết nối xuyên biên giới với Trung Quốc, tạo thuận lợi cho giao thương quốc tế,phát triển du lịch, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Việc này cũng giúp giảm tải áp lực cho các cửa khẩu đường bộ, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, hạn chế ùn tắc, và nâng cao hiệu quả thông quan.

Đối với vùng Đất Mũi Cà Mau – điểm cực Nam của Tổ quốc, tuyến đường sắt sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Với hạ tầng giao thông hiện tại của khu vực còn yếu kém, đây được xem là rào cản lớn đối với tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy sản và du lịch.

Tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ giúp giảm chi phí logistics và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là nông sản và thủy sản từ Cà Mau và các tỉnh lân cận đến các trung tâm tiêu thụ lớn hoặc xuất khẩu. Dự án cũng hứa hẹn thúc đẩy du lịch địa phương, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân thông qua các dịch vụ đi kèm như nhà ga, khách sạn, nhà hàng và logistics.

Related Posts

Our Privacy policy

https://nendoctin.com - © 2025 News