×

Hà Nội cần thêm hơn 55 tỷ USD để phát triển hệ thống đường sắt đô thị dày đặc, ngang tầm thế giới với 15 tuyến đường

Đường sắt đô thị Hà Nội sau 2 tuyến đã được triển khai theo kế hoạch sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều tuyến đường sắt đô thị tiếp theo với tổng số vốn có thể lên đến 55,4 tỷ USD.

Thành phố Hà Nội dự kiến lên kế hoạch nguồn vốn đầu tư tổng thể hệ thống các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch và bổ sung nhằm thúc đẩy phát triển giao thông công cộng, phát triển đô thị theo đúng xu thế của các nước trên thế giới.

Theo báo Vietnamplus, ông Nguyễn Cao Minh – Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) nhấn mạnh tại Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của thành phố. Vì vậy, việc phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch Giao thông Vận tải đến năm 2030. Nguồn: UBND TP. Hà Nội

Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch Giao thông Vận tải đến năm 2030. Nguồn: UBND TP. Hà Nội
Định hướng quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cập nhật theo Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, thành phố Hà Nội có tổng số 15 tuyến. Trong đó, đến năm 2035 là tổng chiều dài tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là 397,8km và đến năm 2045 là 196,2km.

Để thực hiện theo quy hoạch, MRB cũng tính toán sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư các tuyến đường sắt đô thị đến năm 2045 cần khoảng 55,44 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu vốn cần huy động giai đoạn đến 2030 đầu tư 96,9km với khoảng 16,2 tỷ USD; giai đoạn đến 2035 làm 301km với vốn đầu tư khoảng 20,9 tỷ USD; giai đoạn đến 2045 đầu tư 196,2km và nguồn vốn 18,2 tỷ USD.

Sau khi rà soát các nguồn vốn đầu tư, MRB dự kiến đến năm 2030 thành phố cân đối được khoảng 11,5 tỷ USD (trong khi nhu cầu là 16,2 tỷ USD, chưa cân đối được 4,6 tỷ USD); đến năm 2035 cân đối được khoảng 16,9 tỷ USD (trong khi nhu cầu là 20,9 tỷ USD, chưa cân đối được 3,97 tỷ USD); đến năm 2040 cân đối được khoảng 29,21 tỷ USD (trong khi nhu cầu là 18,26 tỷ USD).

Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội đi vào hoạt động. Ảnh: Hải Linh

Cát Linh – Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội đi vào hoạt động. Ảnh: Hải Linh
Như vậy, thành phố Hà Nội cần Trung ương cân đối, bố trí vốn hỗ trợ 8,61 tỷ USD (các kỳ trung hạn 2026-2030 là 5,52 tỷ USD và 2031-2035 là 4,59 tỷ USD) đến năm 2035. Sau năm 2035, thành phố chủ động được nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị bổ sung. Cùng với đó, MRB tiếp tục rà soát, đề xuất phương án hỗ trợ cho thành phố trong quá trình triển khai dự án.

Theo quy hoạch, trong 15 tuyến đường sắt đô thị có 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 (quy hoạch 1259), đó là các tuyến: Tuyến số 1 Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh; số 2 Nội Bài – Thượng Đình – Bưởi; số 2A Cát Linh – Hà Đông – Xuân Mai; số 3 Trôi – Nhổn – Yên Sở; số 4 Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà; số 5 Văn Cao – Hòa Lạc; số 6 Nội Bài – Ngọc Hồi; số 7 Hà Đông – Mê Linh; số 8 Sơn Đồng – Mai Dịch – Dương Xá và tuyến 9 Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai. 10 tuyến đường sắt này có tổng chiều dài 417km, trong đó đường trên cao 342km, đi ngầm 75km.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng bổ sung 4 tuyến: Ngọc Hồi – Thường Tín – Cảng hàng không số 2; Mê Linh – Cổ Loa – Yên Viên – Dương Xá; Cát Linh – Lê Văn Lương – Vành đai 4 và Vĩnh Tuy – Minh Khai – Trường Chinh – Láng – Nhật Tân.

Đặc biệt, Hà Nội cũng sẽ xây dựng đường sắt nhẹ (monorail) trên cao, chạy ven hai bờ sông Hồng.

Related Posts

Our Privacy policy

https://nendoctin.com - © 2025 News