×

Bé gái lớp 5 làm văn kể về kỷ niệm buồn, cô giáo đọc xong liền chấm điểm 10, ai nấy đều rơi nước mắt

Từng câu từng chữ đứa trẻ viết chạm đến trái tim của bao người.

Có một sự thật không thể chối bỏ là khi ở trong những hoàn cảnh đặc biệt, thông thường trẻ nhỏ sẽ có suy nghĩ, tư tưởng sâu sắc hơn so với các bạn học khác. Chính vì lẽ đó mà những tác phẩm văn học trẻ viết ra, cũng sẽ có sự lắng đọng, dạt dào về mặt cảm xúc hơn và dễ chiếm được tình cảm của người đọc, minh chứng rõ nhất là bài văn được điểm 10 tuyệt đối của bé gái học lớp 5 dưới đây!

Bài văn này đã từng xuất hiện trước đây, và đến hiện tại vẫn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi có nhiều diễn đàn lan truyền, chia sẻ. Không đơn giản mà nó trở nên viral nếu như bài văn thực sự không tạo được điểm nhấn ấn tượng trong lòng độc giả. Nhiều người sau khi đọc xong đã không giấu được cảm xúc, ai nấy đều xúc động rơi nước mắt.

Cụ thể, khi được giáo viên giao bài tập văn với chủ đề: “Hãy kể về kỷ niệm buồn của em”, chỉ vỏn vẹn 8 dòng nhưng từng câu từng chữ đứa trẻ viết đã thực sự chạm đến trái tim của bao người. Nguyên văn như sau:

“Mẹ ơi… mẹ đi lấy chồng rồi, sao không mang con theo? Con thấy mình lạc lõng, như cánh diều bị đứt dây, chẳng biết về đâu. Trong nhà giờ chỉ còn mình con và bà ngoại với tiếng thở dài của đêm. Con nhớ mẹ, nhưng mẹ đã không còn là của con nữa rồi!”.

Hoá ra kỷ niệm buồn của bé gái lớp 5 là ngày mà người mẹ đứa trẻ thương yêu nhất đi lấy chồng, hoàn cảnh của cô nhóc khiến nhiều người không khỏi xót xa. Ở độ tuổi này, đáng lẽ đứa trẻ cần có một gia đình trọn vẹn đầy đủ cả bố và mẹ cùng nhau nuôi dạy, vậy mà có lẽ nhóc tỳ đã kém may mắn hơn những bạn nhỏ khác.

Nhận được bài văn của học sinh, cô giáo đọc xong hẳn đã vô cùng xúc động nên liền chấm điểm 10 tròn trĩnh, còn để lại lời động viên thấy thương: “Mạnh mẽ lên con gái”.

Dẫu lớn lên trong hoàn cảnh thiệt thòi, thế nhưng dường như bé gái lớp 5 này đã được ông bà giáo dục chỉn chu. Vậy nên, nhiều người mới phát hiện ra trong bài văn của cô nhóc, không những câu từ được trau chuốt, chính tả chính xác 100% mà chữ viết của bé còn khá đẹp. Với những gì thể hiện, cô học sinh nhỏ hoàn toàn xứng đáng với điểm 10 của cô giáo, và vô số lời khen, lời khích lệ tốt đẹp từ tất cả mọi người.

Ảnh minh hoạ

Hạnh phúc là đích đến của mỗi người phụ nữ, kể cả những người có tổ ấm viên mãn hay một bà mẹ đơn thân. Chính vì thế việc những bà mẹ đơn thân có hay không việc đi đến một bến đỗ mới cho mình để tìm hạnh phúc cũng là điều hoàn toàn bình thường. Và là mẹ đơn thân thì càng xứng đáng được nhận hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Trong quá trình chuẩn bị mọi thứ của mình, điều có thể khiến mẹ băn khoăn nhất chính là những đứa con. Bởi việc tìm bến đỗ mới của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý mỗi đứa trẻ, chính vì thế về vấn đề này mẹ cần trao đổi trước với con và có thời gian để trẻ bắt kịp. Mẹ hãy cùng trò chuyện với con để hiểu tâm lý, mong muốn của trẻ trong hạnh phúc mới của mẹ để niềm hạnh phúc sẽ là của chung mẹ và con chứ không phải của riêng mình mẹ.

Đầu tiên, tạo một môi trường gia đình an toàn và yêu thương cho trẻ. Điều này đảm bảo rằng trẻ cảm thấy an tâm và được đón nhận. Người lớn cần lắng nghe, đáp ứng các cảm xúc và nhu cầu của trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ tự do thể hiện tình cảm của mình mà không bị trách móc.

Thứ hai, giải thích tình huống một cách đơn giản và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Tránh sử dụng thông tin quá phức tạp hoặc không phù hợp, để giúp trẻ hiểu rõ về sự thay đổi trong gia đình.

Thứ ba, đối xử công bằng và tôn trọng giữa các phụ huynh. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và tin tưởng vào môi trường gia đình mới. Trẻ cần thấy rằng cả bố và mẹ đều quan tâm và coi trọng mình.

Thứ tư, người lớn nên dành thời gian để lắng nghe và trò chuyện với trẻ về những suy nghĩ, cảm xúc cũng như giải đáp các thắc mắc của trẻ liên quan đến gia đình mới. Tạo ra một môi trường mở cho trẻ tự do thể hiện và đáp ứng các câu hỏi một cách thành thật, phù hợp.

Thứ năm, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ trong quá trình thích nghi với cuộc sống trong gia đình mới. Trẻ cần sự hỗ trợ và hướng dẫn từ người lớn để hiểu và chấp nhận sự thay đổi. Bằng cách cho trẻ tham gia vào các hoạt động gia đình, xây dựng mối quan hệ tốt với người mới và tìm hiểu về thành viên gia đình mới, như vậy thì trẻ có thể dần dần thích nghi với hoàn cảnh này.

Cuối cùng, giúp trẻ quản lý cảm xúc của mình. Gia đình ly hôn có thể gây ra những cảm xúc phức tạp cho trẻ. Hỗ trợ trẻ hiểu và quản lý cảm xúc bằng cách khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ, quan điểm, cung cấp các phương pháp giải tỏa stress và hỗ trợ trẻ tìm hiểu cách xử lý cảm xúc một cách lành mạnh.

Related Posts

Our Privacy policy

https://nendoctin.com - © 2025 News