Vạn Lý Trường Thành là một công trình kiến trúc vĩ đại cổ xưa nhất trên thế giới. Nom nó như một con rồng khổng lồ uốn khúc từ trên xuống, kéo dài liên miên tới 6.700 km.

Cùng với kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành được coi là hai kỳ tích có tính chất tiêu biểu nhất trên Trái đất này. Tuy nhiên tên của kim tự tháp Ai Cập thì được đặt lên hàng đẩu của “Bảy kỳ quan thế giới”, còn Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc lại bị gạt ra ngoài bảy kỳ quan ấy. Đó là sao vậy?

Vạn Lý Trường Thành không được đưa vào “7 kỳ quan thế giới” vì lý do khó ai có thể nghĩ tới

“Bảy kỳ quan thế giới” gồm có: Kim tự tháp của Ai Cập, vườn treo Babilon, lăng mộ Halicanax ở Thổ Nhĩ Kỳ, tượng Thẩn Dơt trên núi Olympia ở Hy Lạp, đền thờ thẩn Artêmix ở Ephedow, ngọn đèn thần Phalax ở Ai Cập, bức tượng tạc hình thẩn Apolon ở đảo Rôt.

“Bảy kỳ quan thế giới” này đã được nhà thơ Antơbat nêu lên trong thế kỷ II trước Công nguyên. Hồi ấy nhà thơ này sống tại thành Xidon ở Phenixi trên bờ biển phía Đông của Địa Trung Hải, mà trong thời kỳ ấy thì còn chưa khai thông con đường tơ lụa từ Trung Quốc sang tới bờ biển phía Đông Địa Trung Hải. Vì thế nhà thơ nói trên còn chưa được biết rằng ở phương Đông có một dãy Trường Thành hùng vĩ. Bởi vậy ông đã không đưa Trường Thành ấy vào một trong “Bảy kỳ quan thế giới” và đó là điều có thể hiểu được.
Cho tới thời kỳ cận đại, cách nói về “Bảy kỳ quan thế giới” lại có những nội dung khác. Hiện nay, “Bảy kỳ quan thế giới” mà người ta nói chỉ có: Đấu trường cổ hình tròn ở thành La Mãnước Italia, đèn biển Phalax ở Alecxandria nước Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, các công trình kiến trúc bằng đá xếp hình vòng tròn trên biển Xư Khân ở nước Anh, ngọn tháp nghiêng Pixa ở Italia, Tháp Lưu Ly ở Nam Kinh Trung Quốc, Nhà thờ Xôphi ở Ixtambun Thổ Nhĩ Kỳ.