Theo quy hoạch, địa phương này sẽ có thêm 15 tuyến đường sắt đô thị tỷ USD.
UBND TP. Hà Nội vừa công bố Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.
Theo đó, quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 519) đã đề cập đến 10 tuyến đường sắt đô thị, với tổng chiều dài 397,8km. Các tuyến này đã được cập nhật theo các nghiên cứu mới nhất và bao gồm:
Tuyến đường sắt đô thị số 1 là Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh có chiều dài 38,6km với 20 ga, tổng mức đầu tư 2,895 tỷ USD.
Tuyến này được chia thành 2 phân đoạn: Đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên dài 28,6km, đi hoàn toàn trên cao, gồm 15 ga theo trục Ngọc Hồi – ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên; đoạn Gia Lâm – Dương Xá dài 10km, đi hoàn toàn trên cao, gồm 5 ga theo trục Gia Lâm – Nguyễn Văn Linh – Ngọc Thụy.
Tuyến đường sắt đô thị số 2 là Nội Bài – Thượng Đình – Bưởi, dài 47,3km với 33 ga, tổng mức đầu tư 5,735 tỷ USD.
>> Sau 7 năm thành lập, khu kinh tế rộng bằng 12 quận Hà Nội sắp có sân bay, cảng biển riêng
Tuyến này được chia thành 4 phân đoạn: Đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo dài 11,5km, bao gồm 8,9km đi trên cao và 2,6km đi ngầm có 10 ga theo trục Nam Thăng Long – Nguyễn Văn Huyên – Thụy Khê – Phan Đình Phùng – Hàng Bài; đoạn Trần Hưng Đạo – Thượng Đình dài 5,9km đi hoàn toàn trên cao gồm 6 ga theo trục Hàng Bài – Phố Huế – Đại Cồ Việt – Chùa Bộc – Tây Sơn – Thượng Đình; đoạn Nam Thăng Long – Nội Bài dài 19,7km gồm 15,6km đi trên cao và 4,1km đi ngầm có 12 ga theo trục Nam Thăng Long – Phú Thượng – Võ Nguyên Giáp – Nội Bài; đoạn kéo dài đến Sóc Sơn dài 33km đi hoàn toàn trên cao gồm 12 ga.
TP. Hà Nội sẽ xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị
Tuyến đường sắt đô thị số 2A là Cát Linh – Hà Đông – Xuân Mai dài 33 km với 12 ga, tổng mức đầu tư 1,777 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 3 là Trôi – Nhổn – ga Yên Sở dài 57,3km với 33 ga, tổng mức đầu tư 6,106 tỷ USD.
Tuyến này được chia thành 3 phân đoạn: Đoạn Nhổn – ga Hà Nội dài 12,5km, trong đó có 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm có 12 ga theo trục Nhổn – Cầu Diễn – Hồ Tùng Mậu – Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – Kim Mã – Cát Linh – ga Hà Nội; đoạn ga Hà Nội – Yên Sở (Hoàng Mai) dài 8,8km đi ngầm hoàn toàn gồm 7 ga theo trục ga Hà Nội – Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Kim Ngưu – Tam Trinh – Yên Sở; đoạn Nhổn – Trôi và kéo dài đến Sơn Tây dài 36km đi hoàn toàn trên cao gồm 14 ga theo trục Nhổn – Quốc lộ 32 – Sơn Tây.
Tuyến đường sắt đô thị số 4 là Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà dài 54km, trong đó có 41km đi trên cao và 13km đi ngầm gồm 41 ga, tổng mức đầu tư 4,957 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 5 là Văn Cao – Hoà Lạc dài 38,4km, trong đó có 31,9km đi trên cao và 6,5km đi ngầm, gồm 20 ga, tổng mức đầu tư 4,957 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 6 là Nội Bài – Ngọc Hồi dài 43km đi hoàn toàn trên cao gồm 29 ga, tổng mức đầu tư 2,408 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 7 là Mê Linh – Hà Đông dài 28km, đi hoàn toàn trên cao gồm 23 ga, tổng mức đầu tư 2,408 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 8 là Sơn Đồng – Mai Dịch – Vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá dài 39,2km trong đó có 24,2 km đi trên cao và 15 km đi ngầm gồm 26 ga, tổng mức đầu tư 5,944 tỷ USD.
Tuyến kết nối các đô thị vệ tinh Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai dài 32 km, đi hoàn toàn trên cao, gồm 10 ga, tổng mức đầu tư 2,752 tỷ USD.
Ngoài 10 tuyến đường sắt đô thị đã nêu, UBND TP. Hà Nội cũng đang nghiên cứu bổ sung thêm 5 tuyến theo Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô, bao gồm:
Tuyến đường sắt đô thị 1A là Ngọc Hồi – Sân bay thứ 2 phía Nam dài 29km, trong đó có 27km đi trên cao và 2km đi ngầm, gồm 10 ga, tổng mức đầu tư 2,365 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 9 là Mê Linh – Cổ Loa – Dương Xá dài 48km đi hoàn toàn trên cao, gồm 24 ga, tổng mức đầu tư 3,84 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 10 là Cát Linh – Láng Hạ – Lê Văn Lương – Yên Nghĩa dài 12km, trong đó có 8km đi trên cao và 4km đi ngầm, gồm 12 ga, tổng mức đầu tư 1,32 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 11 là Vành đai 2 – Trục phía Nam – Sân bay thứ 2 phía Nam dài 42km, trong đó có 33km đi trên cao và 9 km đi ngầm, gồm 16 ga, tổng mức đầu tư 4,17 tỷ USD.
Tuyến đường sắt đô thị số 12 là Xuân Mai – Phú Xuyên dài 45km đi hoàn toàn trên cao, gồm 18 ga, tổng mức đầu tư 3,87 tỷ USD.
Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ. Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.